Chứng nhận cGMP/GMP mỹ phẩm

SAFECOS tư vấn, thiết kế, lập hồ sơ, xét duyệt và cấp giấy chứng nhận cGMP

SAFECOS sẽ giải đáp miễn phí 24/7 mọi thắc mắc về pháp lý, tài chính, kỹ thuật liên quan chứng nhận cGMP

Hãy gọi 036.202.1201 để được tư vấn!

Phân biệt cGMP và Đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Giấy chứng nhận Đủ điều kiện sản xuất Mỹ Phẩm là giấy tờ BẮT BUỘC phải có theo quy định của pháp luật tại Việt Nam.
– Nhà máy/xưởng mỹ phẩm chứng nhận cGMP không do Bộ y tế cấpchưa có giấy Đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm không được phép sản xuất, công bố mỹ phẩm.
cGMP/GMP mỹ phẩm là bộ nguyên tắc thực hành sản xuất tốt mỹ phẩm nhằm đảm bảo chất lượng đồng đều và tránh nhiễm, nhiễm chéo trong sản xuất. Do đó, cGMP giúp chứng minh năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm.

Giấy phép sản xuất mỹ phẩm cGMP

Chứng nhận cGMP dùng để làm gì?

Khách hàng của SAFECOS muốn có chứng nhận cGMP vì nhiều lý do khác nhau. SAFECOS sẽ đưa ra các giải pháp vừa đảm bảo yêu cầu cGMP, vừa phù hợp với năng lực, kinh nghiệm điều hành sản xuất, quản lý chất lượng, điều kiện nhân sự, giới hạn tài chính và tầm nhìn của ban lãnh đạo:
Nâng cao chất lượng sản phẩm: SAFECOS sẽ tập trung vào hệ thống giám sát chất lượng, kiểm trong quá trình sản xuất, đào tạo nhân sự kiểm tra chất lượng chuyên sâu, đẩy mạnh đánh giá độ ổn định sản phẩm theo thời gian…
Nâng cao năng lực sản xuất: SAFECOS cùng với kinh nghiệm vận hành nhà máy GMP để tối ưu chi phí vận hành nhà máy cGMP, tính chặt chẽ trong kiểm soát và phối hợp nhiều bộ phận, tối ưu hóa tồn kho, đào tạo chuyên môn về đánh giá rủi ro trong sản xuất để linh hoạt trong phòng tránh nguy cơ lên sản phẩm, chuyên biệt công việc cho các bộ phân và tự động hóa trong sản xuất…
Mục đích PR, yêu cầu của thị trường trong kinh doanh: SAFECOS sẽ tư vấn để khách hàng nắm bắt rõ nhu cầu của thị trường, sự khác biệt về GMP giữa các thị trường nhằm giúp nhà máy/xưởng mỹ phẩm hiểu, lựa chọn được chứng nhận cGMP đúng với mục đích của mình.

Kiểm soát vi sinh vật

– Chỉ tiêu giới hạn vi sinh vật và kim loại nặng là 2 chỉ tiêu quan trọng đối với mỹ phẩm.
– Có 3 nhóm giải pháp để kiểm soát vi sinh trong quá trình sản xuất (Phòng chống, tiêu diệt, hạn chế phát triển). SAFECOS sẽ liệt kê theo thứ tự ưu tiên. Khi thực hiện phải làm tốt nhất có thể trước khi chuyển sang giải pháp tiếp theo.
1. PHÒNG CHỐNG: Kiểm soát được 30% nguy cơ nhiễm vi sinh, là tiền đề vô cùng quan trọng để tiến hành 2 giải pháp còn lại. 
1.1. Phòng sản xuất:
Đánh giá bề mặt: tất cả những nơi nào có thể bám bụi trong phòng sản xuất đều là nơi tích tụ các ổ vi khuẩn (các góc, ống xả thải, bề mặt sần sùi). Phải sử dụng hoát chất chuyên dụng để vệ sinh kỹ các điểm chết này định kỳ đặc biệt là trước khi sản xuất. Dùng hút bụi trong phòng sản xuất chứ không dùng chổi quét thì mới loại bỏ được bụi dơ gây tạp nhiễm.
Đánh giá không khí: nguyên nhân vi sinh vật nhiễm từ không khí vào sản phẩm phần lớn do bụi mang theo bào tử bay lơ lửng trong không khí. Để hạn chế bụi vào phòng sản xuất, cửa không mở trực tiếp ra môi trường ngoài mà phải qua các phòng trung gian, dùng hút bụi trong phòng sản xuất chứ không dùng chổi quét thì mới loại bỏ được bụi dơ gây tạp nhiễm.
Khử trùng phòng sản xuất trước khi sản xuất: Nên khử trùng không khí định kỳ hàng tháng bằng hóa chất chuyên dụng hoặc chiếu UV. Lau tất cả bề mặt như bàn, tường, trần, cửa… hàng ngày bằng hóa chất chuyên dụng để làm sạch và tiệt trùng. 
1.2. Nguyên liệu: Mọi nguyên liệu đều có nguy cơ mang vi sinh vào sản phẩm. Các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên nên được đánh giá giới hạn vi sinh để có hướng xử lý phù hợp trước khi pha chế. 
1.3. Dụng cụ, các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm: Phải đánh giá theo nguyên tắc SẠCH (không bụi, cắn bẩn bám) – KHÔ (Bất kỳ chỗ nào có tích tụ ẩm là chỗ đó có nguy cơ vi sinh vật tích tụ) – ĐÃ TIỆT TRÙNG (bằng hóa chất chuyên dụng hoặc tác nhân nhân vật lý).
1.4. Con người:
Chiếm 50% các sự cố vi sinh của nhà máy.
– Không được tiếp xúc trực tiếp giữa người với sản phẩm cũng như không để người cơ thể người làm dơ dụng cụ, thiết bị tại các vị trí tiếp xúc với sản phẩm.
– Phải có quy trình, đào tạo con người trong vệ sinh cá nhân, tiệt trùng tay khi sản xuất.
2. TIỆT TRÙNG:
Giải quyết gần 30% các vấn đề về vi sinh trong sản xuất. Giải pháp này chủ yếu để giải quyết các rủi ro từ nguyên liệu và con người.
– Tiệt trùng có thể thực hiện bằng phương pháp hóa học hoặc vật lý. Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào đối tượng và điều kiện tiến hành tiệt trùng.
3. BẢO QUẢN: Làm cho vi sinh vật không thể phát triển nếu có và có ở mức rất thấp hoặc hạn chế vi sinh vật phát triển trong quá trình sử dụng. Nếu phòng chống và tiệt trùng vi sinh vật không đạt thì sử dụng chất bảo quản là vô nghĩa. 

Bảng giá tham khảo

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
Nên cung cấp để SAFECOS có nhiều thông tin về bạn hơn
Hãy cung cấp thêm thông tin về bạn để SAFECOS có thể gửi báo giá, chương trình khuyến mãi, tư vấn sát với nhu cầu của bạn hơn!
Ví dụ: ngành nghề kinh doanh, kinh nghiệm sản xuất mỹ phẩm, vì sao lại cần chứng nhận cGMP, đặc điểm công ty, khó khăn gì khi sản xuất mỹ phẩm...

Các hướng dẫn cGMP quan trọng

Thực hành sản xuất tốt mỹ phẩm của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ – FDA
– Checklisk đánh giá GMP mỹ phẩm của FDA
– Bản thảo hướng dẫn GMP mỹ phẩm của FDA

Thực hành sản xuất tốt mỹ phẩm của Ủy ban châu Âu (EC)
– Hướng dẫn các vấn đề liên quan đến mỹ phẩm của EC

Thực hành sản xuất tốt mỹ phẩm của Cục quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc (NMPA)
– Các vấn đền liên quan đến quản lý mỹ phẩm của NMPA
– Thông cáo về GMP mỹ phẩm của NMPA

Thực hành sản xuất tốt mỹ phẩm của ASEAN
– Đào tạo GMP ASEAN
– Hướng dẫn cGMP ASEAN của Bộ y tế

cGMP - cGMP - cGMP - cGMP - cGMP - cGMP - cGMP - cGMP - cGMP - cGMP - cGMP - cGMP - cGMP - cGMP - cGMP

SAFECOS HEADER

Hotline: 036.202.1201
Email: safecos.online@gmail.com

THE THIRD LEAF CO., LTD – SAFECOS BRAND